Những lễ hội truyền thống được mong chờ nhất năm tại Hạ Long

Hạ Long được biết đến như là kinh đô du lịch của Việt Nam. Hàng năm Hạ Long tiếp đón hàng triệu lượt khách du lịch từ khắp mọi nơi trong nước cũng như du khách quốc tế. Đến với Hạ Long chúng ta không chỉ được tham quan thưởng ngoạn những cảnh đẹp mê hoặc lòng người, thưởng thức những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng biển đảo nơi đây mà đó cũng là cơ hội tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua khi đi du lịch Hạ Long đo là khám phá những lễ hội truyền thống đặc sắc nơi đây.

Những lễ hội truyền thống đắc sắc ở Hạ Long

1.Lễ hội chùa Long Tiên

Chùa Long Tiên được xây dựng từ nhưng năm 1941 tọa lạc ngay dưới chân núi Bài Thơ và là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Hạ Long. Lễ hội chùa Long Tiên không chỉ dành riêng cho các tín đồ đạo Phật, mà nó còn mang ý nghĩa tâm linh cao cả cho tất cả mọi người.

Lễ hội diễn ra vào ngày 24 tháng 3 âm lịch hàng năm (chính hội)

Lễ hội chùa Long Tiên
Lễ hội chùa Long Tiên

Chùa Long Tiên là một di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng. Khách du lịch trong và ngoài nước vào vãn cảnh chùa,  các tín đồ dâng hương cúng Phật, tụng kinh… đông nhất là vào ngày rằm và mồng một hàng tháng, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán.

2. Lễ hội đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử nhà Trần nổi tiếng ở vùng Đông Bắc. Đền có ba khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Đây là ngôi đình lớn đại diện cho kiến trúc đình làng của người Việt hiện nay vẫn được bảo tồn.

Lễ hội đền Cửa Ông được diễn ra từ ngày mùng 2 tháng 1 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch hàng năm. Chính hội diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 2 âm lịch,

 

Lễ hội đền Cửa Ông
Lễ hội đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông thờ Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo cùng nhiều tướng lĩnh công thần nhà Trần có công chống giặc ngoại xâm và trấn ải vùng Đông Bắc. Đền còn thờ Hoàng Cầu, một tướng lĩnh người địa phương có công dẹp giặc. Vào mùa lễ hội, đền Cửa Ông tiếp đón hàng ngàn lượt du khách từ khắp mọi miền đất nước.

3.Lễ hội Trà Cổ

Đình Trà Cổ được xây dựng cách đây gần 600 nãm,do người Trà Cổ xây dựng để thờ các vị tổ  Thành Hoàng làng. Lễ hội tưởng nhớ công ơn của Thành Hoàng làng và cầu mong trời đất thần linh mang lại những điều tốt lành cho dân làng.

Lễ hội đình Trả Cổ được diễn ra từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 âm lịch hàng năm. Suy tôn: Sáu vị Thành Hoàng và Nguyễn Hữu Cầu, một lãnh tụ nông dân thời Lê.

Đặc điểm: Thi lợn béo, thi làm cỗ chay, cỗ mặn.

Lễ hội Trà Cổ
Lễ hội Trà Cổ

Trà Cổ nằm ở nơi ”đặt nét bút đầu tiên để vẽ hình chữ S của bản đồ đất nước”. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đi du lịch đến Hạ Long. Trà Cổ có bãi biển đẹp lý tưởng cho du khách và đa phần cư dân Trà Cổ vốn gốc ở Ðồ Sơn.

4.Lễ hội Yên Tử

Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thủa trước, là nơi phát tích nguồn gốc của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến với lễ hội chùa Yên Tử để hòa mình vào với đức phật được tách mình khỏi thế giới trần tục nhiễu điều, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo hướng về đức phật giữa thiên nhiên hùng vĩ. Tìm về với những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc.

Hàng năm lễ hội được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch)

Ca dao có câu:

“Trãm năm tích đức, tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”

Lễ hội Yên Tử
Lễ hội Yên Tử

Cứ mỗi dịp tết đên xuân về. Mọi người cùng nhau thành kính về Yên Tử để du xuân, vãn cảnh, thưởng ngoạn không khí thanh bình. Cầu mong một năm mới an bình hạnh phúc. Nam nữ thanh niên đi Yên Tử để khám phá, chinh phục. Du khách nước ngoài đã biết đến Yên Tử như một điểm hấp dẫn du lịch tôn giáo, lịch sử, văn hóa và sinh thái.

5.Lễ hội Bạch Đằng

Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những tướng lĩnh anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm là Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng công thần nhà Trần (năm 1288)

Lễ hội Bạch Đằng được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch hằng năm.

Khi đến tham gia lễ hội các du khách có cơ hội tham gia nhiều trò chơi dân gian lý thú như đánh cờ người, chọi gà, đấu vật…

Lễ hội Bạch Đằng
Lễ hội Bạch Đằng

Ông cha ta có câu: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, du khách đến đây ngoài được thưởng ngoạn những phong cảnh tuyệt đẹp hùng vĩ mà còn được cầu phúc cho một năm mới bình an, làm ăn phát đạt và tràn ngậm hạnh phúc. Tour du lịch Hạ Long 3 ngày 2 đêm những ngày đầu năm sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

 

(Visited 166 times, 1 visits today)

Recommended For You

About the Author: Mr Toàn